Skip to content

Creator Camp

Xác định Quỹ từ thiện

Có vài câu hỏi bạn có thể hỏi bản thân mình khi quyết định chọn một quỹ từ thiện để gây quỹ cho:

  • Vì sao tôi muốn gây quỹ?
  • Có sự kiện gây quỹ nào mà tôi muốn ủng hộ không?
  • Tôi có được nhận ảnh hưởng tích cực từ những gì quỹ từ thiện đang cố gắng giải quyết không? 
  • Thông điệp và mục tiêu của quỹ từ thiện này có tương đồng với tôi không?

Bạn sẽ dễ dàng chọn được quỹ từ thiện nếu xác định được quỹ đó có tôn chỉ phù hợp với bạn. Một khi bạn đã chọn được quỹ từ thiện có chung tiếng nói thì đó là lúc bắt đầu lên kế hoạch cho sự kiện.

Trước tiên, bạn sẽ muốn xác định xem quỹ từ thiện đó sử dụng nền tảng gây quỹ nào. Các nền tảng gây quỹ cho phép bạn tạo chiến dịch để ủng hộ các tổ chức từ thiện và họ sẽ xử lý toàn bộ hoạt động quyên góp và quản lý chiến dịch, vì vậy bạn có thể tập trung năng lượng cho cộng đồng của mình!

Twitch đang cung cấp công cụ làm từ thiện của riêng mình, cho phép bạn dễ dàng gây quỹ cho những việc đại nghĩa mà bạn quan tâm, chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Một thẻ mới trong Bảng điều khiển của người sáng tạo sẽ giúp bạn bắt đầu. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong Bài viết trợ giúp của chúng tôi hoặc sử dụng Bảng điều khiển của người sáng tạo .

Một số nền tảng gây quỹ có công cụ dành cho người sáng tạo bao gồm:

Nếu bạn có các câu hỏi khác về việc thực hiện hoặc thu tiền quyên góp, hãy xem trang trợ giúp quyên góp từ thiện của chúng tôi.

Mục tiêu, mốc và khích lệ

Mục tiêu, mốc và khích lệ không chỉ là các cách để kêu gọi cộng đồng mà còn là một cách tuyệt vời để thưởng cho họ! Một số nền tảng gây quỹ cung cấp những công cụ có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi các khâu này, vì vậy đừng quên kiểm tra xem công cụ nào có sẵn để biết công cụ phù hợp với bạn. 

Mục tiêu. Mọi chiến dịch đều cần có mục tiêu. Việc đặt ra mục tiêu cho phép cộng đồng của bạn biết được cần chung sức đạt được điều gì. 100 USD? 5000 USD? Hãy đặt mục thiêu có tính thực tế để cộng đồng của bạn đạt được. 

Nếu đây là chương trình truyền trực tiếp đầu tiên của bạn cho quỹ từ thiện hoặc bạn mới truyền trực tiếp, bạn có thể đặt một mục tiêu để bạn, bạn bè và gia đình của bạn có thể cùng nhau đạt được. Sau này bạn có thể tiếp tục tăng mục tiêu và bạn có thể áp dụng mục tiêu kéo dài. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn chuẩn bị sẵn sàng cho chúng!

Ví dụ về mục tiêu kéo dài: “Xin chào mọi người, chúng ta đã đạt mục tiêu ban đầu là 2500 USD cho quỹ từ thiện _______! Mục tiêu kéo dài mới của chúng ta là 5000 USD…và nếu chúng ta đạt được, tôi sẽ nhuộm tóc của mình thành màu tím!”

Khi đặt ra mục tiêu, điều quan trọng cần nhớ là mọi thứ quyên góp được, dù là nhỏ nhất cũng đều có ý nghĩa! Sau khi bạn đã gây quỹ từ hiện một vài lần, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì bạn và cộng đồng có thể thực hiện. 

Milestones. Cũng giống như mục tiêu, mốc là các mục tiêu nhỏ. Sử dụng Mốc có thể giúp thúc vận động quyên góp, để bạn đạt được mục tiêu đó. Nếu mục tiêu của bạn là 5000 USD, việc đặt ra các Mốc là một cách có thể giúp đạt được mục tiêu chính. Ví dụ: mốc đầu tiên của bạn có thể là 500 USD, mốc tiếp theo là 1000 USD, sau đó lại là 500 USD…)

Các ví dụ: 

  • Cứ mỗi 500 USD được quyên góp, sẽ có một thiết bị ngoại vi được tặng đi!
  • Với mỗi 1000 USD quyên góp được, tôi sẽ cho phép bỏ phiếu trong trò chuyện để chọn thành phần pha trộn bí ẩn!
  • “Một khi chúng ta gây quỹ được 500 USD, tôi sẽ úp cái bánh đó vào mặt!”
  • “Nếu chúng ta đạt được nửa mục tiêu, tôi sẽ mặc nguyên quần áo và nhảy vào hồ bơi.”

Khích lệ là các đặc lợi mà bạn có thể tặng cho khán giả để tạo động lực cho họ hành động. Có hai loại phần thưởng khích lệ chúng tôi thường thấy trên mạng và ngoài đời. Khi quyết định chọn phần thưởng khích lệ, có một vài câu hỏi bạn nên tự hỏi bản thân.

  • Sự khích lệ này có đồng điệu với cộng đồng của tôi không?
  • Đây có phải điều gì tôi có thể làm đi làm lại không?
  • Sự khích lệ này có dễ để tôi thực hiện không?

Điểm thú vị nhất về sự khích lệ là bạn có toàn quyền quyết định chọn chúng! Đừng quên nhắc cộng đồng của bạn về các khích lệ trong suốt chương trình truyền trực tiếp của bạn!

Các ví dụ: 

  • Các bạn ơi, đừng quên rằng với mỗi 25 USD được gây quỹ, tôi sẽ ăn một cái Kẹo thối đấy nhé!
  • Với mỗi 10$ quyên góp được, tôi sẽ in hình xăm tạm thời lên cánh tay!
  • Này các bạn ơi, đừng quên là nếu chúng ta đạt được mục tiêu, tôi sẽ nhuộm tóc, VÀ chúng ta sẽ chơi game đáng sợ mà tôi rất ghét đó!
  • Nếu chúng ta đạt được một nửa mục tiêu, tôi sẽ thực hiện một điệu nhảy đương thời trong trang phục chú gà.

Hãy xem Nguyên tắc cộng đồng ↗ nếu bạn không chắc chắn về lời khích lệ mà bạn đã thiết kế.

Khuấy động chương trình truyền trực tiếp làm từ thiện của bạn

Vậy là bạn đã lên lịch cho chương trình truyền trực tiếp làm từ thiện, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Đến lúc lan tỏa nhận thức và chuẩn bị cho bản thân và cộng đồng của bạn cho sự kiện sắp tới!

Sau đây là những cách thực tế để thúc đẩy sự quan tâm của khán giả với chương trình truyền trực tiếp làm từ thiện sắp tới của bạn:

  •  Thu thập thông tin tuyên truyền về quỹ từ thiện mà bạn đang gây quỹ cho

Thông tin về quỹ từ thiện mà bạn cùng cộng đồng đang gây quỹ cho? Sứ mệnh của họ là gì? Các khoản quyên góp có ảnh hưởng tích cực thế nào đến sứ mệnh của họ?**Đảm bảo tìm kiếm và có sẵn thông tin để tuyên truyền cho khán giả, cung cấp thông tin chuyên sâu tuyệt vời, v.v!

Các ví dụ: 

  • Tôi đang gây quỹ cho quỹ từ thiện __ bởi vì _ quan trọng đối với tôi. Sau đây là cách họ giúp _.
  • “Chúng ta đã gây được 250 USD để chi trả đầy đủ cho việc truyền máu cho một trẻ em!!”

Cảm giác thật tuyệt khi cộng đồng của bạn hiểu được tác động tích cực của các khoản quyên góp.

  • Thông báo cho họ biết trước. Hãy thông báo trước cho cộng đồng ít nhất hai tuần tính từ ngày bắt đầu sự kiện. Cung cấp trước cho cộng đồng và người điều hành của bạn thông tin chi tiết để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho sự kiện từ thiện của bạn! 
  •  Hãy khuấy động trên chương trình truyền trực tiếp! Đừng quên nói chuyện về sự kiện làm từ thiện sắp tới của bạn trong những chương trình truyền trực tiếp dẫn tới sự kiện đó! Sự hứng khởi này đảm bảo rằng cộng đồng của bạn luôn ghi nhớ sự kiện và họ có thêm cơ hội để mong đợi chương trình truyền trực tiếp của bạn.
     
  • Hãy hỏi cộng đồng của bạn. Để biết họ hào hứng nhất với sự thưởng khích lệ nào khi mục tiêu được đáp ứng trong chương trình truyền trực tiếp! Hãy tận dụng cơ hội này để nhận ra sự khích lệ nào đồng điệu với cộng đồng của bạn và có thể xác định được các phần thưởng khích lệ mới và ngạc nhiên cho chiến dịch sắp tới!
     
  • Lên lịch cho sự kiện của bạn trong phần cài đặt kênh! Theo cách này, cộng đồng của bạn sẽ biết được thời điểm để theo dõi và ủng hộ! Hãy xem Trang thiết lập kênh để biết thêm thông tin về cách sử dụng Công cụ lịch truyền trực tiếp nếu bạn chưa quen.
     
  • Đăng trên mạng xã hội thông tin dẫn đến sự kiện của bạn! Càng nhiều người biết về sự kiện của bạn càng tốt! Bạn sẽ muốn tận dụng các nền tảng mạng xã hội mà bạn có tài khoản để lan tỏa thông tin.
    • Hãy chia sẻ mục tiêu, ngày, giờ và liên kết gây quỹ của bạn lên kênh của Twitch để mọi người biết nơi cần tìm đến.
    • Hãy đăng những động lực khích lệ của bạn và để khán giả biết bạn sẽ thưởng cho họ như thế nào!
    • Bạn có đang hợp tác với ai trong sự kiện của mình không? Đừng quên gắn thẻ họ vào bài đăng của bạn.
    • Hãy thông báo cho cộng đồng của bạn biết để ủng hộ và chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội của bạn để lan tỏa thông tin. 

Bạn chưa nắm rõ về Mạng xã hội? Chúng tôi có một bài viết trên Trại sáng tác về Chiến lược truyền thông mạng xã hội để giúp bạn chuẩn bị chia sẻ sự kiện từ thiện của mình!

  • Chuẩn bị cho người điều hành của bạn! Kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng người điều hành của bạn được cập nhật về các công cụ của Twitch quanh công việc kiểm duyệt và an toàn. Bạn cần ôn lại một chút? Hãy xem trang  Trại sáng tác về Kiểm duyệt và An toàn  của chúng tôi.

Đảm bảo rằng bạn thực hiện các phương pháp hiệu quả nhất này và bạn sẽ sẵn sàng làm việc trước khi các sự kiện bắt đầu! 

Phát sóng trực tiếp

Khi chuẩn bị để phát sóng với sự kiện từ thiện của mình, có một vài công cụ để bạn cân nhắc dùng để giúp gây quỹ. Chúng ta hãy nói về Phần mở rộng, Lớp phủ và ChatBot.

Phần mở rộng là các lớp phủ và bảng tích hợp trực tiếp với chương trình truyền trực tiếp của bạn trên Twitch. Hầu hết các nền tảng gây quỹ hiện có phần mở rộng trên Twitch đều có sẵn để bạn sử dụng.

Phần mở rộng quỹ từ thiện

Công việc mà họ làm

  • Hiển thị người mà bạn đang gây quỹ cho 
  • Hiển thị (các) mục tiêu của bạn
  • Khả năng quyên góp trực tiếp thông qua phần mở rộng
  • Tất cả các công cụ khích lệ cho chiến dịch của bạn đều có ở một nơi: phần thưởng, thăm dò và các mốc

Để biết thêm về cách thức hoạt động của Phần mở rộng và cách sử dụng chúng hiệu quả nhất, hãy xem bài viết về phần mở rộng.

Lớp phủ là yếu tố trực quan hoàn hảo để hiển thị mục tiêu của bạn. Lớp phủ có nhiều dạng khác nhau, vì vậy bạn có thể chọn lớp phủ phù hợp nhất với khâu thiết lập của mình.  Đừng quên kiểm tra và xem nền tảng gây quỹ mà bạn đang sử dụng có kết nối với dịch vụ lớp phủ/thông báo để tích hợp dễ dàng.

Chatbot là một trong những công cụ quan trọng nhất mà người sáng tạo sử dụng để quản lý kênh của họ. Chatbot giúp người sáng tạo truyền trực tiếp dễ dàng hơn bằng cách kiểm duyệt nội dung trò chuyện, bắt đầu các game nhỏ để tăng tương tác, trả lời người xem trong mục trò chuyện, v.v. Khi nhắc đến việc gây quỹ, bạn có thể sử dụng chatbot để kêu gọi hành động (CTA) và cung cấp thông tin cho khán giả về việc làm trượng nghĩa của bạn.

Lời kêu gọi hành động sẽ thu hút sự chú ý của khán giả, khơi gợi sự quan tâm của họ và định hướng họ đến việc mà bạn muốn họ thực hiện.

Ví dụ kêu gọi hành động: Hôm nay ______ đang gây quỹ cho ________. Hãy giúp chúng tôi đạt mục tiêu 1000 USD và quyên góp tại đây: htt://Link.Link.Link.Link. Tích tiểu thành đại!

Bạn vẫn chưa có chatbot? Sau đây là một vài bot phổ biến mà chúng tôi biết:

 

Nếu bạn có câu hỏi về Gây quỹ từ thiện trên Twitch, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ Charity@twitch.tv .↗